Kính Chào Quý Khách!

PHỞ KIỀU CHUYÊN PHỞ BÒ

Giới Thiệu

Phở Kiều Thái Nguyên nhà hàng của những bữa sáng, bạn sẽ không thể cưỡng lại bát phở thơm lừng với nước dùng ngon ngọn, bánh phở giòn dai. Đây là điểm đến yêu thích của những người thích phở sáng tại thái Nguyên. Thưởng thức món phở thái tay tại nhà hàng Phở Kiều bạn sẽ cảm nhận được hương vị bột gạo quyện trong bánh phở mềm mượt thêm chút nước dùng sóng sánh, thơm ngon, cùng với vị dai ngọt của bò tươi, bùi bùi, thơm nồng đặc trưng của hành, ngổ khiến toàn bộ vị giác của thực khách càng thêm hưng phấn.

  • Thời gian phục vụ: Cả ngày (nhà hàng có khu để xe ô tô rộng rãi).
  • Địa chỉ: 17 Phan Đình Phùng (đường Tỉnh Uỷ) - Thái Nguyên
  • Điện thoại: 01692891055
  • Fb: phokieuthainguyen

Me

Phụ vụ chuyên nghiệp

Nhà hàng Phở Kiều Thái Nguyên phương châm “Phở sạch cho người sành” mong muốn mang đến cho khách hàng của mình những bát phở sạch, thơm ngon nhất, mang đậm nét hương vị truyền thống xưa, lại vừa thể hiện được những hương vị đặc trưng, nét riêng chỉ có ở phở Kiều.

Vệ sinh sạch sẽ ATVS TP 99%
Nguyên liệu tươi ngon 99%
Đầy đủ Gia vị chuẩn cho phở 99%
Chủ nhà hàng nhiệt tình, vui tính 100%

Phở Bò Tái

Phở bò tái là một món ăn ngon nổi tiếng khắp năm châu bốn bể với nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam.

Phở Bò Tái Bắp

Nước dùng đậm đà, ấm bụng kết hợp với thịt bò nhúng chín tái mềm mềm. Thêm chút hương thơm của hành lá, ngò rí ngon không chê vào đâu được.

Phở Bò Tái Gầu

Là một trong những món phở ngon trong nhóm phở bò truyền thống của ẩm thực Việt Nam. Được nhiều người thích nhất là phở bò tái gầu

Phở Bò Tái Nạm

Tái + Nạm là phần thịt sườn bò có lẫn 1 it mỡ béo luộc thái mỏng như Chín. Phở bò tái nạm thơm phức, phần thịt ngọt quyện với phần nước dùng thanh ngọt hấp dẫn vô cùng.

Phở Bò Tái Theo Yêu Cầu

- Tái- Chín- Tái chín- Tái nạm - Chín nạm- Nạm gầu- Tái gầu- Chín gầu- Tái bắp- Bắp gầu- Bắp nạm gầu- ....

Phở Theo Yêu Cầu Cho Trẻ Nhỏ

Cũng như người lớn, bé có thể lựa chọn món phở làm bữa chính cho mình mà vẫn đảm bảo được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

0
PHỤC VỤ CHUYÊN NGHIỆP
0
Phở ngon số 1
0
Thương Hiệu số 1
0
Điểm Đến Yêu Thích
  • Lăn mình vào bếp Ông chủ họ Cồ dựng thương hiệu phở nức tiếng Hà Thành

    Dù đã là ông chủ nhưng anh Cồ Văn Độ (42 tuổi) vẫn cùng nhân viên miệt mài phục vụ những bát phở thơm ngon cho khách mỗi ngày. Với anh Độ, để duy trì và phát triển thương hiệu Phở Cồ nức tiếng Hà thành, anh luôn tuân theo lời cha ông dặn dò: “Phải có tâm với nghề, lúc nào cũng cẩn thận, chăm chỉ, chu đáo và sạch sẽ”.



    Là anh cả trong gia đình, sau khi bố mẹ già yếu, anh Độ đã tiếp quản quán “phở Cồ gia truyền” đầu tiên ở số 9 Nguyễn Công Hoan. Trải qua bao thăng trầm, anh Độ đã cùng các em trai đã gây dựng thành công hệ thống Phở Cồ nức tiếng khắp xa gần như ngày hôm nay.


    Hình ảnh thường thấy của anh Cồ Văn Độ mỗi sớm tinh mơ.

    Ảnh TG

    Thương hiệu truyền đời

    Chúng tôi đến quán phở Cồ trên đường Hoàng Quốc Việt vào một buổi sáng khi quán còn đông nghịt khách. Tưởng khách ghé lại, anh Cồ Văn Độ, ông chủ đứng đầu hệ thống phở Cồ niềm nở mời chào. Thoạt nhìn, khó ai nhận ra ông chủ thương hiệu nức tiếng Hà thành đang cần mẫn làm từng bát phở. Anh ăn mặc rất giản dị, vừa làm vừa liên miệng mời chào, trò chuyện với khách hàng. Có những người ăn ở đây đã quen thì không cần họ phải nói, anh tự biết làm loại nào để phục vụ.

    Kiên trì đợi đến khi vãn khách, anh Độ mới có thời gian ngồi nói chuyện với chúng tôi. Anh tâm sự: “Nghề phục vụ nên chẳng khác nào con mọn, làm tối ngày, thậm chí chẳng có thời gian mà ngồi xem ti vi, đọc báo”. Rồi anh chia sẻ: “Thật ra, tôi bán phở gia truyền từ cha ông để lại thôi. Tính đến chúng tôi là đời thứ 4 nối nghiệp rồi. Tôi không nhớ chắc chắn tên các cụ tổ đã truyền nghề, hình như người đầu tiên là cụ Cồ Văn Sơn, đến cụ Cồ Văn Khai rồi bố tôi là Cồ Văn Đoàn”.

    Theo anh Độ thì dòng họ Cồ có gốc gác từ làng Vân Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nơi được coi là khởi nguồn của món phở nổi tiếng. Làng đất chật người đông, người dân bỏ quê đi tứ xứ làm ăn, mang theo cái nghề “dao thớt, nước dùng, thịt bò” làm bùa hộ mệnh. Đi đến đâu, món phở làng Vân Cù cũng đều sống được, thậm chí sống “ngon lành” nơi đất khách. Tuy nhiên từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì “tiêu diệt sức kéo của nông nghiệp” nên phở Nam Định đã từng vắng bóng một thời gian. Thế rồi, từ năm 90 trở lại đây, Phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay, dân làng làng Vân Cù, Giao Cù và các làng lân cận đi khắp nơi từ Bắc vào Nam mở các quán phở để kiếm kế sinh nhai và gìn giữ một món ăn ngon thuần Việt.

    Anh Cồ Văn Độ kể: “Dòng họ Cồ ngày ấy nghèo lắm nên mới mang phở từ quê ra Hà Nội kiếm sống. Thời bấy giờ, các cụ phải gánh những gánh phở lang thang mọi ngõ ngách thủ đô. Ngày còn nhỏ, tôi đã chứng kiến ông nội rong ruổi cùng gánh phở khắp Hà thành. Đến đời cha tôi, cách kinh doanh mới bắt đầu thay đổi. Cụ không đi bán rong mà mở quán ở nơi mình sinh sống (số 9 đường Nguyễn Công Hoan)”.

    Tần tảo nên cơ nghiệp

    Nhớ lại những năm tháng theo cha mẹ học hỏi ngón nghề gia truyền, anh Độ bồi hồi: “Tôi bắt đầu cùng bố mẹ làm phở từ lúc 14 tuổi. Hàng ngày, tôi phải dậy từ 3h sáng để làm bánh phở và nước dùng. Buổi sáng thì cùng cha mẹ làm phở cho khách, tối đến thì lại ngâm gạo để sáng hôm sau xay bột. Ngày ấy, máy móc không có nên tất cả mọi cộng đoạn đều phải làm thủ công nên rất mệt và bận rộn. Đang ở cái tuổi ăn tuổi chơi nhưng tôi suốt ngày phải bó mình trong bốn bức tường. Nhiều khi thấy bạn bè tung tăng, tôi cũng tủi thân lắm. Nhưng xét cho cùng, tôi lớn nhất thì phải có trách nhiệm với các em và gia đình hơn.

    Chia sẻ với người viết, anh Độ tâm sự: “Lúc sinh thời, cha tôi có cách truyền nghề rất đặc biệt. Không bao giờ ông bảo phải nấu như thế này, nấu như thế kia. Hàng ngày, mình nhìn gia đình làm rồi ghi nhớ trong đầu. Đến khi bắt tay vào thực hành, cụ cứ để cho nấu, sai ở đâu thì chỉnh ở đấy. Nhiều lúc, cụ chỉ bảo: “Miếng thịt này được rồi đấy”, từ đó mình phải rút kinh nghiệm cho bản thân”. Nói về bí quyết trong nghề, anh Độ thổ lộ: “Cái quan trọng nhất là phải khắt khe với bản thân, không được làm dối trá; thịt, xương phải sạch sẽ, làm gì cũng phải cẩn thận và chu đáo”.

    Học được ngón nghề gia truyền nhưng anh Độ một dạo cũng liêu xiêu. Quán nhỏ, buôn bán lời lãi chẳng đáng bao nhiêu, anh từng phải bôn ba ra ngoài kiếm tiền. Anh Độ cho hay: “Lúc bươn trải bên ngoài, tôi làm đủ thứ việc. Ban đầu, cha tôi cũng mặc kệ. Mãi sau này thấy tôi không thành công, ông mới gọi đến bên tâm sự: “Con à, cái nghề của gia đình tuy nghèo nhưng là “bùa hộ mệnh” ông cha ta để lại từ bao đời nay. Hãy lăn mình vào bếp gìn giữ và phát triển nó. Chỉ cần con biết cố gắng và có cái tâm với công việc thì ắt sẽ thành công”. Những lời nói chân tình cha rót vào tai khiến anh Độ suốt đời không thể nào quên. Chợt thấy tâm mình sáng ra, anh quyết định quay vào bếp, tay dao tay thớt làm lại những bát phở bò thơm phức.


    Bát phở Cồ thơm ngon đã trở thanh lựa chọn của nhiều thực khách Thủ đô

    Đi qua những ngày khó khăn, nhận thấy phở Cồ đã bắt đầu có uy tín, anh Độ bàn với anh em mở thêm nhiều chi nhánh mới. Gia đình anh Độ có 4 anh em thì mỗi người đứng ra mở một quán. Ban đầu, anh hướng dẫn và chỉ bảo cho các em những ngón nghề học được từ cha rồi sau đó để họ tự kinh doanh. Hiện tại, anh cùng các em của mình đã xây đựng được hệ thống phở Cồ trên khắp Hà Nội với 10 cơ sở. Ngoài phở, anh còn bán thêm cơm rang dưa bò, mì xào để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.

    Để có thương hiệu phở Cồ gia truyền nức tiếng Hà thành hiện tại, anh Độ đã phải trải qua không ít khó khăn. Anh kể: “Trong nghề bán phở cũng có người này người kia. Không ít người đã vì lợi ích nhẫn tâm làm bẩn nước dùng và đã bị báo chí phát hiện; Có người lại bỏ formon để tăng độ dai cho bánh… Vì thế một thời gian, người tiêu dùng mất niềm tin với các loại bún phở khiến nhiều cửa hàng ế ẩm, chúng tôi cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với việc làm nước dùng công khai trước sự chứng kiến của khách hàng, chúng tôi đã dần lấy lại niềm tin và tiếp tục đứng vững. Trong hệ thống phở Cồ, điều tôi luôn tâm niệm là anh em phải đoàn kết một lòng, cố gắng học hỏi và giữ được cái tâm như cha dạy bảo”.

    Nhắc đến nguyên tắc kinh doanh, anh Độ nói thêm: “Chúng tôi thấu hiểu quy luật dung nạp và đào thải khắc nghiệt của mặt hàng ăn uống. Suốt mấy trăm năm giữ gìn và phát triển nghề gia truyền, dòng họ Cồ luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu, lấy sức khỏe và sự vừa ý của khách hàng làm thước đo thành công. Xã hội phát triển, mức sống của con người được nâng cao. Thay vì “ăn no”, ngày nay người tiêu dùng hướng đến “ăn ngon, ăn an toàn”. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm. Nghề này đòi hỏi người làm phải thật siêng năng, chăm chỉ, không ngại khó, không ngại khổ. Hơn nữa bản thân mỗi người làm phải trung thực, trước hết là trung thực với chính bản thân, sau là với khách hàng. Có như vậy, chúng tôi mới làm ra những bát phở truyền thống và giữ chân được khách lâu dài.

    Làm ông chủ vẫn “tay dao, tay thớt”

    Thời gian trôi qua, dù đã trở thành ông chủ thương hiệu nổi tiếng, anh không bao giờ quên những tháng ngày vất vả. Thay vì ngồi mát ăn bát vàng, cái tâm của người làm nghề phục vụ vẫn khiến anh nhao vào bếp, hì hục cùng nhân viên nấu nướng. “Ngày ấy, cũng chính nhờ tâm niệm ấy mà tôi phụ cha làm nên những bát phở thật ngon, đậm đà hương vị cổ truyền. Nhờ thế, những người đã đến quán ăn một lần đều tâm đắc và giới thiệu cho người thân, bạn bè. Nhờ thế, quán phở Cồ của gia đình dần dần đông khách trở lại. Nhiều hôm thiếu chỗ ngồi, khách vẫn kiên trì đứng đợi. Nhìn cảnh ấy, tôi càng ý thức trách nhiệm phục vụ của mình”, anh tâm sự.

    Nguồn: Trần Hiền - Báo gia đình



    Ăn phở Tại Thái Nguyên thì đơn giản các bác qua ngõ 17 Phan Đình Phùng đường Tỉnh Ủy làm bát phở bò của nhà hàng Phở Kiều, hết sẩy luôn đó ạ :D 

    Thời Gian Phục Vụ: Cả Ngày (Nhà Hàng Có Khu Để Xe Ô Tô Rộng Rãi).Địa Chỉ: 17 Phan Đình Phùng (Đường Tỉnh Uỷ) - Thái NguyênĐiện Thoại: 01234896789Fb: Phokieuthainguyen
  • 200.000 hộp phở bò Việt bán sạch trong 10 ngày tại Hàn Quốc

    200.000 hộp phở bò Việt bán sạch trong 10 ngày tại Hàn Quốc Con số trên được ông Cho Byung Hyun, giám đốc bộ phận mua hàng của chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24 GS25 chia sẻ hôm 12/4.


    Thế mới biết được sức hút của phở Bò là dư nào, mà đây mới chỉ là phở hộp các bác nhé, chứ phở tươi như Thái Nguyên nhà mình thì chắc sập quán nhỉ ahihi

    Ăn phở Tại Thái Nguyên thì đơn giản các bác qua ngõ 17 Phan Đình Phùng đường Tỉnh Ủy làm bát phở bò của nhà hàng Phở Kiều, hết sẩy luôn đó ạ :D
     
    Thời Gian Phục Vụ: Cả Ngày (Nhà Hàng Có Khu Để Xe Ô Tô Rộng Rãi).
    Địa Chỉ: 17 Phan Đình Phùng (Đường Tỉnh Uỷ) - Thái Nguyên
    Điện Thoại: 01234896789Fb: Phokieuthainguyen


    Thương hiệu phở Việt được đại diện GS25 đề cập chính là món phở bò ăn liền Vifon.

    Ông Cho Byung Hyun cung cấp thông tin với đại diện gần 100 doanh nghiệp Việt Nam tại buổi gặp gỡ kết nối doanh nghiệp Việt với đại diện GS25 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.

    Thương hiệu phở Việt được đại diện GS25 đề cập chính là món phở bò ăn liền Vifon. Ngoài phở ăn liền, theo đại diện GS25, bất kỳ sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam đều có cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc, bán trong chuỗi 12.000 cửa hàng tiện lợi GS25.

    Trước đó, trong 6 ngày diễn ra Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM 2018 (từ ngày 3 – 8/4), bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cho biết, GS25 đã tiếp cận và tham quan hội chợ, sau đó kết nối với 20 chuyên gia tìm cơ hội xuất hàng Việt Nam sang Hàn Quốc.

    GS25 là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc vừa được Tập đoàn bất động sản Sơn Kim đưa về Việt Nam từ tháng 8/2017. Cửa hàng đầu tiên đã được mở vào đầu năm nay, đến nay đã có 5 cửa hàng tiện lợi của GS25 tại TP.HCM.

    Nguồn: Theo Thanh Niên
  • Vì sao nhà hàng phở được đầu tư hoành tráng vẫn thất bại ở Hà Nội?



    Gần 7h sáng cuối tuần, quán phở 49 Bát Đàn (Hà Nội) đã đông nghịt khách. Trong khi đó, gần 8h, Phở Ông Hùng – một thương hiệu được quảng bá đình đám chỉ có 5 khách đến ăn trong cửa hàng rộng rãi, thoáng mát trên phố Hàng Bài.

    Vừa đỗ xe máy trước cửa, người trông xe của quán Phở Ông Hùng đã đon đả chào đón. Bước vào quán, cậu nhân viên tên Nguyễn Hữu Hạnh đã mở cửa và chào khách với nụ cười rất tươi. Thế nhưng, vào lúc gần 8h sáng Chủ Nhật, cửa hàng hoành tráng trên phố Hàng Bài chỉ có 5 khách ngồi ăn và sau đó đến gần 8h30, con số còn giảm đi…

    Trước đó, mới gần 7h sáng nhưng cửa hàng phở 49 Bát Đàn đã đông nghịt khách, có lúc phải xếp hàng. Nếu khách đến từ 8h trở đi, dãy người xếp hàng sẽ rất dài, đợi cũng rất lâu và không có chuyện người trông xe dắt hộ khách mà họ phải tự tìm chỗ để, và cố mà tìm được một nơi ngồi ăn.

    Đó là bức tranh đối lập của 2 thương hiệu phở nổi tiếng. Một là chuỗi nhà hàng được một ông chủ Việt kiều đầu tư và còn gọi thêm được vốn từ nước ngoài với số tiền lên tới 15 triệu USD. Phía bên kia là một cửa hàng phở gia truyền, dịch vụ không tốt, bắt khách phải xếp hàng và trả tiền trước, không có ý định mở chuỗi…

    Thế nhưng, Phở Ông Hùng - thương hiệu đã tấn công thị trường Hà Nội vài năm vẫn chưa có sự phát triển đột phá. Tại chuỗi cửa hàng này, bát phở thường có giá thấp khoảng 50.000 đồng, cao là 80.000 đồng. Lượng khách đến ăn ở đây không đông, bất chấp các chương trình quảng bá, khuyến mại rầm rộ và chuyên nghiệp.

    Trước Phở Ông Hùng, một thương hiệu phở chuỗi đình đám khác là Phở 24 cũng đã thất bại dù cũng được đầu tư lớn, quảng bá chuyên nghiệp và dịch vụ tốt. Ngoài ra, Phở Vuông cũng là một chuỗi khác chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn rồi lặng lẽ “chìm xuống”…

    Vì sao nhà hàng phở được đầu tư hoành tráng vẫn thất bại ở Hà Nội?


    Thực tế, nhượng quyền thương hiệu đã giúp Phở 24 nhanh chóng có nhiều chi nhánh lớn ở các thành phố lớn. Nhưng cách làm này cũng hại họ khi mỗi nhà hàng có cách kết hợp 24 riêng và tạo ra hương vị không đồng nhất trên toàn chuỗi.

    Ông Hoàng Tùng, CEO chuỗi nhà hàng Pizza Home nhận xét, hương vị món ăn phải phù hợp với khu vực địa lý. Nhưng nếu mỗi quán ở mỗi vùng lại có hương vị riêng thì không thể coi là chuỗi. Thách thức của những doanh nhân muốn phát triển chuỗi phở là làm sao để cho các bát phở có hương vị giống nhau nhưng vẫn đáp ứng được khẩu vị của vùng miền.



    So với các chuỗi phở chỉ được coi là "rice noodle beef", các cửa hàng phở truyền thống luôn đông khách hơn nhiều nhưng không mở rộng. Ảnh: KL

    Không chọn cách nhượng quyền như Phở 24, Phở Ông Hùng mở được 35 nhà hàng trên cả nước sau 2 năm khai trương. Mặc dù vậy, mọi nhà hàng Phở Ông Hùng đều cố gắng được hương vị đồng nhất, truyền thống. Thế nhưng, câu chuyện của Phở Ông Hùng tại miền Bắc lại nằm ở chính sản phẩm.

    Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software – một tín đồ của phở (ông Tiến review tất cả các quán phở nổi tiếng tại Việt Nam hay trên thế giới mà mình từng ăn) thì Phở Ông Hùng chỉ là “rice noodle beef” mà thôi, chứ chưa phải phở.

    Thêm vào đó, loại ““rice noodle beef” này cũng chưa ngon. “Trong khi đó, với phở, dân Bắc thích thịt bò sần sật, thích nạm có dính tí mỡ và thà đi xa, ngồi nóng vỉa hè, thậm chí ngồi chờ ăn chửi… để ăn ngon, chứ không hẳn là điều hòa mát lạnh và dịch vụ tốt”, ông Tiến chia sẻ quan điểm cá nhân.

    Khi qua Phở Thìn, dù chưa bước vào tiệm nhưng khách hàng đã bị ông chủ quát lớn về việc để xe không đúng chỗ. Vậy mà ngôi nhà ống dài trên mặt phố Lò Đúc vẫn luôn đỏ lửa hơn 12 tiếng mỗi ngày. Trên tường là những tờ báo cũ viết về tiệm. Không khí không chỉ oi nóng mà còn rất xưa cũ….

    Thử thách lớn của Phở Ông Khải

    Tháng 6/2017, Phở Ông Khải đã chính thức khai trương nhà hàng đầu tiên tại Quận 7 (TP.HCM), đánh dấu sự hiện diện của một chuỗi phở mới trên thị trường.

    Dù là người dày dặn kinh nghiệp thương trường trong lĩnh vực F&B nhưng Khải Silk vẫn thận trọng cho rằng thiết lập một chuỗi bán phở là một điều không dễ bởi nó liên quan đến nước dùng, thịt, bánh phở và làm sao chất lượng phải đồng đều.

    Ông chủ này dù có những thành công bước đầu với quán thứ nhất tại Sài Gòn tỏ ra rất thận trọng khi nói về cơ hội mở quán phở tại Hà Nội. Với khoản đầu tư 70 tỷ đồng theo hình thức nhượng quyền, doanh nhân Hoàng Khải kỳ vọng sẽ có 100 nhà hàng, gấp 3 lần Phở Ông Hùng, ngay trong năm 2018.

    Tuy nhiên, Khải Silk tiết lộ, Hà Nội sẽ là thành phố cuối cùng mà ông mở chuỗi phở sau khi phải thành công và rút kinh nghiệm ở nhiều nơi khác.

    Liệu chuỗi phở mới như của Khải Silk có thành công khi mà đặc điểm của người Bắc có vẻ hơi lạ thường về dịch vụ với món phở? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời nhưng thực tế cho thấy khi kinh tế phát triển, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi như siêu thị, trung tâm thương mại với dịch vụ tốt, chất lượng đảm bảo sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.

    Với phở, người tiêu dùng ở Hà Nội cũng có thể thay đổi. Dù là một tín đồ của phở truyền thống, không thích phở chuỗi nhưng ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Software nhận xét: “Các bạn trẻ giờ đang thay đổi và họ có thể có lựa chọn khác so với trước đây”.

    Người đàn ông thường xuyên review các quán phở ở Việt Nam và khắp thế giới bình luận: “Trong ăn uống không có bạn bè” (ý nói mỗi người mỗi ý và không có chân lý) nên người bán hàng biết thuyết phục hoặc tạo ra một sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới vẫn có thể thắng cuộc. Tuy nhiên, làm được điều đó không dễ.

    Ăn phở Tại Thái Nguyên thì đơn giản các bác qua ngõ 17 Phan Đình Phùng đường Tỉnh Ủy làm bát phở bò của nhà hàng Phở Kiều, hết sẩy luôn đó ạ :D

    Thời Gian Phục Vụ: Cả Ngày (Nhà Hàng Có Khu Để Xe Ô Tô Rộng Rãi).
    Địa Chỉ: 17 Phan Đình Phùng (Đường Tỉnh Uỷ) - Thái Nguyên
    Điện Thoại: 01234896789Fb: Phokieuthainguyen
    Nguồn: theo Trí Thức Trẻ
  • Đặc sản các món ăn ngon ở Thái Nguyên

    Đặc sản các món ăn ngon ở Thái Nguyên 

    Thái Nguyên không chỉ là vùng đất được du khách biết đến với nhiều danh làm thắng cảnh và di tích lịch sử, mà còn là nơi có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo với nhiều đặc sản mang đậm tinh hoa núi rừng. Các bạn nếu có dịp du lịch Thái Nguyên, đến với vùng đất lịch sử và giàu truyền thống này đừng quên thưởng thức các món ăn ngon ở Thái Nguyên, đây cũng chính là một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà bạn nên khám phá và để mang lại cho chuyến du lịch của bạn thêm nhiều điều thú vị

    1- Bánh chưng Bờ Đậu

    được làm từ gạo nếp đặc sản của núi rừng Định Hóa một huyện ở miền núi trung du tỉnh Thái Nguyên, thứ gạo nếp dẻo và rất thơm. Gạo nếp được chọn hết sạn, những hạt đầu đen và hạt tẻ lẫn vào, sau đó vo sạch, ngâm trong nước vài tiếng để gạo nở, để ráo nước, trộn với một chút muối và chuẩn bị gói.

    Lá dong để gói bánh là thứ lá nếp, dày, xanh mướt, bản rộng. Lá chặt từ rừng Na Rì, chợ Đồn, Bắc Kạn về rửa sạch cả hai mặt, để ráo nước, dùng khăn sạch lau khô, tước bớt cuống lá, cắt bớt ngọn lá và phần cuống lá, xếp gọn lá bên cạnh chậu gạo. Lạt buộc bánh phải là thứ lạt chẻ bằng cây giang.

    Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều.


    Bánh chưng Bờ Đậu, một trong những món ngon ở Thái Nguyên (Ảnh – FB Bánh Chưng Tâm Quang)

    2- Canh gà nấu gừng


    Canh gà nấu gừng (Ảnh – Thảo Chip)

    Gà ta chặt miếng, ướp với gừng đập dập, lá gừng non thái nhỏ, mẻ, một ít rượu trắng, muối, bột ngọt. Đổ thịt gà đã ướp vào chảo gang xào chín thì cho bát nước và ít nấm hương, đậy nắp đun sôi thêm vài phút là được.

    Bát canh gà thơm lừng, hương vị đặc biệt, dễ ăn và chế biến. Đây cũng là món ăn dân dã và thường được đãi khách của người Tày.

    3- Cơm lam



    Cơm lam nướng ăn với muối vừng, món ăn phổ biến của đồng bào vùng cao (Ảnh – Fb Cơm Lam Gà Nướng)

    Món ăn khá phổ biến của đồng bào vùng cao. Đi làm nương hay vào rừng người ta đều đốt cơm lam. Gạo nếp nương ngâm kỹ, đổ vào những ống tre tươi bánh tẻ rồi nút lá dong tươi, dựng nướng trong đống lửa. Khi vỏ ống tre cháy xém có mùi thơm nếp hương tỏa lan là cơm lam đã chín. Chờ ống cơm lam bớt nóng, dùng dao sắc vót dần lớp ngoài ống tre sao cho vẫn giữ được lớp màng tre non. Cơm lam chín dẻo, thơm lừng ăn với muối lạc đảm bảo các bạn sẽ khó mà quên.

    4- Xôi ngũ sắc



    Xôi ngũ sắc (Ảnh – Tô Hưng Giang)

    Gạo nếp cái ngâm kỹ trong nước, màu vàng làm từ nghệ tươi, các màu tím đỏ làm từ lá cây cơm đỏ cơm đen, tất cả trộn vào nhau đem đồ trên chõ cho chín. Xôi ngũ sắc trông rất đẹp và hấp dẫn. Xôi này thường được người Tày vùng Định Hóa làm trong các dịp lễ tết.
    Nham

    Là đặc sản ẩm thực nổi tiếng của xã Hà Châu, Phú Bình và thường được làm vào mùa trám chín (khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch) Món nham được làm từ 14 loại thực phẩm, gia vị dân dã như: trắm đen, cá cháy hoặc cá mè trắng, củ chuối tiêu non, vừng, lạc, thịt ba chỉ, khế chua, lá gừng, lá sung, lá nhội, lá đinh lăng, cùi dừa, tương, dấm thanh…

    Cá cháy bắt từ sông, rửa sạch lọc thịt, bỏ da rồi dùng giấy bản thấm kỹ. Nếu làm nham cá sống thì thịt cá phải thái chỉ, nếu làm nham cá nướng thì cá mang nướng bằng than hoa (nướng 3 lửa, phơi 2 sương). Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ, mỏng, nướng chín thơm. Củ chuối nạo nhỏ, vừng lạc rang thơm giã nhỏ. Khế, lá sung, lá gừng non, lá nhội, cùi dừa thái thật nhỏ. Tất cả những nguyên liệu này cùng bít quyết riêng của người Hà Châu, món nham thơm ngon béo bùi đã ra đời.

    5- Măng đắng Ngàn Me



    Măng đắng Ngàn Me một năm chỉ có bán trong 1 tháng (Ảnh – Hoa quả Huấn Điệp)

    Người dân Thái Nguyên thường gọi món măng này là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy.

    Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.

    6- Măng nhồi thịt



    Măng nhồi thịt (Ảnh – Truong Minh Anh)

    Món măng nhồi thịt thơm ngon cũng rất dễ chế biến. Thịt nác vai lợn băm nhỏ trộn với nâm hương, mộc nhỉ, hành hoa, muối, bột ngọt, hạt tiêu nhồi vào những ống măng nứa đã luộc xong đem hấp khoảng 30′ là chín.

    7- Rau rừng



    Ảnh – Lan Anh Ha

    Bồ khai là loại rau rừng mọc ven núi đá, món này có thể xào không hay xào với trứng gà, thịt băm, thịt bò…vẫn được coi là đặc sản thiết khách của Thái Nguyên

    Vùng rừng Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai đều có cây rau ngót rừng (có nơi gọi là rau sắng). Rau ngót rừng nấu canh có bị thơm mát, rất bùi.

    8- Bánh tro



    Bánh gio thường ăn kèm với mật mía (Ảnh – Hồng Còi)

    Bánh tro hay còn gọi là bánh gio, bánh nẳng, là thứ bánh dân dẫ mà bà con người Kinh, Tày, Sán Chay…thường làm. Gạo nếp ngâm kỹ trong nước tro đốt từ cây vừng và một số cây cỏ khác xong dùng lá chít hoặc lá dong gói thành bánh, đem luộc chín. Bánh tro ăn nguội, chấm với mật mía hay mậ tong, vị hơi nồng cho cảm giác mát dịu nơi dầu lưỡi.

    8- Bánh chưng Bờ Đậu



    Bánh chưng Bờ Đậu là đặc sản Thái Nguyên mà nếu có dịp đi du lịch Thái Nguyên các bạn không nên bỏ lỡ (Ảnh – Hoàng Ngọc Anh)


    Loại nếp làm bánh là loại nếp thơm ngon vùng Định Hóa, lá dong gói bánh lấy từ núi rừng Định Hóa, Chợ Đồn. Sự khéo léo trong việc gói, luộc bánh (nước giếng đá gan gà vùng Bờ Đậu rất trong và ngọt) đã làm cho bánh chưng Bờ Đậu có hương vị đặc biệt thơm ngon.

    9- Nem chua Đại Từ



    Nem chua Đại Từ (Ảnh – Facebook)

    Nhắc đến nem chua, nhiều người chỉ thường nghĩ đến Thanh Hóa hay nem chua làng Vẽ (Hà Nội ), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) , Đông Ba (Huế)… mà ít ai biết trên đất Thái Nguyên cũng có một vùng làm nem chua ngon không kém, đó là Đại Từ. Tuy nhiên không phải ở xã nào của Đại Từ cũng có mà nem chua chỉ có ở 3 xã: Văn Yên, Ký Phú và Yên Mỹ.

    Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được. Với thành phần gồm có: thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày.

    10- Chè Tân Cương



    Đặc sản chè Tân Cương, Thái Nguyên (Ảnh – Nguyễn Vân)

    Thái Nguyên vốn nổi tiếng là xứ chè, và trong rất nhiều các loại chè ngon ở Thái Nguyên, chè Tân Cương được xếp đầu bảng và được tôn vinh là “đệ nhất danh trà”. Đất, nước, khí hậu vùng Tân Cương cùng với những bí kíp nghề chè của người dân nơi đây đã làm ra những cánh chè móc câu Tân Cương mà cả hương, sắc, vị của nó làm đắm say bao người yêu chè

    11- Gạo bao thai Định Hóa



    Ảnh – Lan Anh

    Có thể nói, từ nhiều đời nay, bà con nông dân trên mảnh đất ATK cách mạng đã gắn bó mật thiết với cây lúa bao thai lùn. Đây là giống lúa đặc biệt, không ưa thâm canh, phụ thuộc vào ánh sáng, ít sâu bệnh, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi cao. Giống lúa này cho năng suất cao hơn các giống lúa bao thai thông thường; có độ dẻo, thơm quyến rũ ngay cả khi đã được chế biến thành mỳ, bún, bánh phở, bánh cuốn.

    12- Miến Việt Cường

    Không biết nghề làm miến có ở xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ từ bao giờ, nhưng sản phẩm miến Việt Cường đã trở thành thương hiệu của tỉnh Thái Nguyên. Người Việt Cường làm miến quanh năm, nhưng vụ miến thường bắt dầu từ giữa năm cho đến gần Tết. Cũng giống như nhiều địa phương khác, người dân Việt Cường làm miến từ nguyên liệu chính là dong. Nhưng để làm ra những cân miến đặc biệt mà người tiêu dùng thưởng thức môt lần rồi nhớ mãi, ngay từ khi chọn dong người Việt Cường đã rất cầu kỳ.


    Miến dong Việt Cường, một đặc sản cũng khá nổi tiếng của Thái Nguyên (Ảnh – Phượng Poire)

    Dong phải là thứ Dong riềng tía, ngọt mát đặt mua trên những cánh rừng tận Bắc Kạn. Dong ấy đem về làm sạch sau đó dùng dao nhỏ gọt bỏ những phần hỏng, cạo vỏ rồi cho vào mài nát. Sau khi dong được làm nhuyễn, người thợ bọc vào một tấm vải màn thưa để lọc, nước lọc dong là nước mưa sạch và không có váng bẩn. Có thể dùng nước giếng nhưng phải là giếng đào chứ không dùng giếng khoan. Sau khi đã có nước dong gột qua 2 đến 3 lần người thợ sẽ pha chế thêm một phần bột gạo và một số phụ gia nữa và bắt đầu quấy bột cho thật sánh, công đoạn này đòi hỏi người làm miến phải dẻo dai và có sức khỏe vì càng lúc bột càng đặc hơn, phải quấy liên tục và đều tay thì bột không bị vón và sống.

    Miến thường được chia làm 2 loại đó là miến trắng và miến tráng mộc. Miến tráng mộc làm khó hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chính vì thế mà giá thành của loại này cũng cao hơn so với miến trắng, miến trắng chủ yếu là hàng được mọi người đặt để đem đi biếu, làm quà vì loại miến này có “hình thức” đẹp hơn.

    Sau khi bột được cho vào máy ép thành sợi miến, người thợ dàn miến ra phên và đem phơi. Độ đẹp của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ngày nắng đều và không gắt phơi miến là đẹp nhất, vì miến khô chủ yếu bằng gió và nắng nhạt, nếu nắng gắt quá sẽ khiến miến mất nhiệt nhanh dẫn đến sợi miến khi nấu bị khô và không còn màu trong nữa. Thông thường một mẻ phơi đẹp là khoảng 2 nắng, Miến sau khi phơi kỹ sẽ được gói lại thành từng “con” để nơi cao ráo tránh độ ẩm.

    13- Tương nếp Úc Kỳ



    Tương Úc Kỳ ngon nhất khi làm từ nếp Thầu Dầu (Ảnh – Fb Nếp Thầu Dầu)

    Nghề làm tương ở xã Úc Kỳ không rõ chính xác có từ bao giờ, chỉ biết từ lâu, mỗi gia đình đều có ít nhất 1 chum tương để ăn trong năm và làm quà biếu khách đến chơi. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương và trở thành thứ ẩm thực đặc sản của Thái Nguyên. Tương nếp ở đây được làm từ 3 nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ tương và muối trắng. Tuy nhiên, chỉ có tương làm bằng gạo nếp Thầu dầu mới là ngon nhất. Quy trình làm tương cũng rất công phu, đầu tiên, gạo nếp Thầu dầu được nấu thành cơm sao cho chín đều và không bị khô, sau đó trải ra nia sạch phơi, đảo đều qua 3 ngày rồi lấy lá ngái đậy lên trên để ủ, đến khi cơm lên mốc có màu vàng hoa cau là được. Đối với đỗ tương, đem rang thơm rồi xay vỡ, cho vào chum ngâm với nước muối từ 12 đến 15 ngày, đến khi nếm có vị ngọt thì cho mốc vào ủ khoảng 30 ngày là tương ngấu. Trong thời gian này, cần kiểm tra tương cẩn thận bằng việc dùng gậy tre sạch quấy đều từ 2-3 lần/ngày để cho đỗ, mốc quyện đều với nhau và dùng túi bóng bịt kín miệng chum để tương giữ được mùi thơm, không bị ruồi muỗi làm bẩn.

    Nguồn: cùng phượt
  • Nấu phở bò tại nhà đơn giản với công thức cổ điển

    Nấu phở bò tại nhà đơn giản với công thức cổ điển



    Phở bò không những là món ăn nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, mà còn được xếp vào danh sách 40 món ăn ngon nhất của thế giới. Theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 50 quốc gia có nhà hàng có bán món phở bò Việt Nam do các đầu bếp người Việt chế biến hoặc làm chủ. Sau đây mời các bạn tham khảo cách làm món phở đơn giản nhưng vẫn tuân theo công thức nấu cổ điển do chính nghệ nhân nấu phở người Nam Định trực tiếp chia sẻ nhé.

    Nguyên liệu nấu phở bò:
    – 2kg xương bò
    – 500g thịt bò
    – 5 cánh hoa hồi, 3 quả thảo quả, 1 miếng quế
    – 4 củ hành khô
    – 1 củ gừng
    – 6 con sá sùng khô
    – Gia vị
    – 1kg bánh phở
    – ½ củ hành tây, hành hoa, húng láng.



    Cách chế biến:

    Bước 1:

    Xương bò rửa sạch, để ráo nước.



    Làm nóng lò ở nhiệt độ 250ºC, cho xương bò vào nướng trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm hạn chế tối đa mùi gây của xương bò.



    Bước 2:

    Nướng xong bạn cho xương bò vào nồi, đổ ngập nước rồi ninh tối thiểu 2 tiếng. Nếu muốn ăn phở bò chín, bạn cho thịt bò vào luộc cùng đến khi đạt độ mềm mong muốn thì bạn vớt thịt bò để riêng nhé!



    Hành khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế chi nướng chín, rửa sạch (không cạo vỏ).



    Cho các nguyên liệu vừa nướng và sá sùng vào nồi nước dùng, tiếp tục đun tối thiểu 1 tiếng. Nêm gia vị vừa miệng.



    Bước 3:

    Hành tây thái mỏng.



    Hành lá và húng láng thái vụn, hành củ chẻ sợi.



    Bánh phở chần qua nước sôi, cho vào bát.



    Nếu ăn phở bò chín bạn thêm hành, húng và thịt, chan nước dùng nóng.



    Nếu ăn phở bò tái bạn thêm hành, húng, còn thịt ăn tới đâu chần tới đó rồi chan nước dùng.



    Phở bò là món ăn phổ biến, thông dụng của người Việt Nam. Tuy nhiên hương vị phở của mỗi vùng miền lại có nhiều khác biệt. Phở Bắc thiên về vị ngọt tự nhiên của nước xương được hầm kỹ với nhiều loại gia vị, phở Nam thiên về vị ngọt đường. Phở Nam thường được ăn kèm với rau húng, ngò gai và giá đỗ, còn phở Bắc thường được ăn kèm với quẩy.



    Khi ăn bạn có thể tùy khẩu vị mà thêm giấm tỏi ớt hoặc chanh ớt. Các bạn hãy thử chế biến món phở tại nhà nhé, chắc chắn sẽ thơm ngon không kém khi đi ăn ngoài hàng mà lại đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ nữa.



    Cách làm món phở tái bò viên

    Cách nấu phở bò của mình cũng đơn giản thôi không có gì đặc biệt cả, các bé nhà mình thích ăn phở tái bò viên nên mình thường hay nấu món này cho bé thưởng thức.



    Nguyên liệu :

    – 5 kg xương ống
    – 1 cái đuôi bò
    – 1 lb (1 pound tức khoảng 450g) bò viên
    – 1 lb thịt bò tái
    – 2 lbs (2 pound tức khoảng 0,9 kg) nạm
    – 1 túi gia vị nấu phở hiệu ” Phở Hoà Pasteur ”
    – 5 cánh hoa hồi rang sơ cho thơm
    – 1 lóng gừng và vài củ hành tím nướng cho thơm
    – Bánh phở
    – Giá, hành ngò, lá quế, hành tây
    – Tương đen, tương đỏ

    Cách nấu:

    – Xương ống, đuôi bò, nạm bò rửa sạch với muối, luộc bỏ nước máu với muối, gừng để sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp rửa sạch lại với nước lạnh.

    – Xương, thịt sau khi rửa sạch cho vào nồi đổ nước vào sao cho nước hoàn toàn ngập thịt, rồi đợi cho nước sôi thì cho muối, gừng, củ hành (đã nướng), củ hành tây, hoa hồi cùng muối + đường phèn vào hầm chung và hạ lửa nhỏ liu riu.

    – Sau khi hầm 2 giờ thì vớt thịt nạm ra ngâm trong nước lạnh, thịt nguội vớt ra cất tủ lạnh.

    – Tiếp tục hầm thêm 2 giờ nữa thì vớt đuôi bò ra ngâm trong nước lạnh. Thêm nước lạnh nếu thấy thiếu nước, nước sôi nêm nếm thêm hạt nêm.

    – Và tiếp tục hầm thêm 2 giờ nữa thì bỏ túi bột gia vị nấu phở vào hầm thêm 2 giờ nữa (tổng cộng 8 giờ) thì lọc lấy nước trong và nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.


    – Trong quá trình hầm chỉ hớt bọt (nếu có) chứ không nên vớt bỏ phần mỡ bò phái trên, nên giữ phần mỡ bò trong quá trình hầm xương để giữ mùi thơm cho nồi phở. Chỉ đến khi nào ăn thì mới vớt phần mỡ bỏ đi (và lúc này cũng sẽ dễ dàng vớt bỏ vì phần mỡ đong thành 1 lớp cứng bên trên). Phở bò sẽ ngon hơn khi nấu hôm trước và hôm sau ăn.





    Vì sao phở Việt được xếp vào danh sách 40 món ăn ngon nhất thế giới?

    Phở bò là món ăn đặc trưng truyền thống trong ẩm thực của người Việt Nam. Phở bò xuất hiện mọi nơi, từ các nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách thành phố, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân, trong các nhà hàng sang trọng và trên cả những gánh hàng rong. Mọi người ăn phở như là một món ăn sáng hoặc cũng có thể ăn trưa, ăn chiều hay tối nhưng rất khó cảm thấy ngán bởi trong phở chứa đựng hương vị đặc biệt chẳng muốn rời.

    Chẳng rõ chính xác phở có tự bao giờ, chỉ biết, một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng. Một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20… Nhưng phở không chỉ khiến người Việt thích thú, biết bao người nước ngoài cũng say mê phở như chính những món ngon họ thưởng thức hàng ngày.



    Người ta thích phở bởi cái thứ nước dùng thơm ngon và ngọt ngào kết hợp tinh túy của bao nhiêu nguyên liệu. Mùi phở đặc trưng đến nỗi bất cứ ai được thưởng thức một lần sẽ chẳng thể quên. Những sợi bánh phở nhỏ nhắn, dai dai, mềm mềm, trăng trắng như được ngấm đều bởi nước dùng. Sự thành công của người nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đến thịt, rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một. Nếm một thứ người ta có thể hình dung được thứ kia tươi ngon đến nhường nào.

    Mùa hè hay mùa đông, trong cái se lạnh của heo may tháng 8 hay trong cái nắng ấm áp của mùa xuân, người ta đều có thể ăn phở. Mỗi mùa hay từng thời điểm trong ngày, thưởng thức phở đều tạo nên những nét thú vị riêng, hương sắc riêng mà chỉ có những người mê phở mới cảm nhận được.

    Nhà văn Thạch Lam đã từng viết về phở trong cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường” với một thứ tình cảm ưu ái nhất:

    “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò,”nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối….”.



    Tuy món phở là món ăn ai cũng có thể nấu nhưng chẳng phải ai nấu cũng ngon. Phở ngon quan trọng nhất là nấu nước dùng. Thứ nước được nấu từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.

    Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này bao gồm thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế thanh, hành khô, tôm nõn, địa sâm và theo truyền thống, không thể thiếu một cái đuôi bò.

    Theo nhiều người sành phở cho rằng, Nam Định là nơi có bánh phở rất ngon. Phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt… Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” bởi những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi.

    Người Nam Định có thể hoàn toàn tự hào về món phở của họ cũng như người Việt tự hào về món phở nước mình với thế giới. Nhiều người Việt ra nước ngoài sinh sống, họ cũng đã mang niềm tự hào này đến với các thực khách trời Tây. Những quán phở Việt bây giờ chẳng còn xa lạ ở nước ngoài và nhanh chóng cuốn hút bất cứ ai thưởng thức.

    Nguồn: Tổng hợp internet
  • Giới thiệu Phở Kiều Thái Nguyên

    Nhà hàng Phở Kiều Thái Nguyên ai đã từng qua đều phải công nhận là “Phở ngon cho người sành” với mong muốn mang đến cho khách hàng của mình những bát phở sạch, thơm ngon nhất, mang đậm nét hương vị truyền thống xưa, lại vừa thể hiện được những hương vị đặc trưng, nét riêng chỉ có ở phở Kiều.

    Với phương châm “ngon, sạch, chất lượng phục vụ hàng đầu”, quý khách đến với Nhà hàng Phở Việt sẽ được thưởng thức phở đặc sắc Việt Nam trong một không gian sạch sẽ và sang trọng.

    Phở tại Nhà Hàng Phở Kiều ngon nổi tiếng như: phở bò tái, phở bò tái bắp, phở bò tái nạm, phở bò gầu... đã trở thành thương hiệu của Thái Nguyên.

    Với mức giá từ 30.000 đồng trở lên, Phở Kiều hướng tới phục vụ mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là các đối tượng khách hàng ưa thích dịch vụ cao dù đó chỉ là bữa ăn sáng hay ăn nhẹ buổi tối.


    Hãy đến với Phở Kiều để thưởng thức phở bò với hương vị trứ danh đậm đà bản sắc Việt

    Thời gian phục vụ: Cả ngày (nhà hàng có khu để xe ô tô rộng rãi).

    Địa chỉ: 17 Phan Đình Phùng (đường Tỉnh Uỷ) - Thái Nguyên

    Điện thoại: 01234896789 / Fanpage: phokieuthainguyen



    Hân hạnh được phục vụ quý khách!

    ĂN PHỞ BÒ ĐÚNG CHẤT TẠI PHỞ KIỀU

    Bạn sẽ không thể cưỡng lại bát phở thơm lừng với nước dùng ngon ngọn, thịt bò tươi rói, bánh phở giòn dai. Đây là điểm đến yêu thích của những người thích phở sáng tại thái Nguyên.

    ĐỊA CHỈ

    17 Phan Đình Phùng (đường Tỉnh Uỷ)

    EMAIL

    phokieuthainguyen@mail.com

    ĐIỆN THOẠI

    01692891055

    HOTLINE

    01692891055